KỸ THUẬT NUÔI CÁ BETTA – CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM (BÀI 2)

Thức ăn dành cho cá Betta

Cá Betta là loài cá ăn tạp, chúng thích ăn rong rêu, thức ăn tự nhiên, và trùn chỉ hoặc các loại động vật thịt như tôm, thịt bò… Trong bể nước với nguồn nước dùng nhất định và nhất là nước máy thì nguồn thức ăn tự nhiên là không có. Do đó muốn tạo môi trường cho cá phát triển bình thường người ta đã tìm hiểu chế tạo ra nhiều loại thức ăn nhân tạo. Nhiều dạng thức ăn chế biến khác nhau như cắt lát, bột, bánh hoặc đông lạnh. Thức ăn được chế biến thành nhiều loại trong suốt quá trình phát triển của cá Betta từ khi còn là cá bột cho đến khi trưởng thành. Mặc dù vậy nhưng thức ăn nhân tạo không hoàn toàn có thể thay thế được thức ăn tự nhiên trong môi trường cá Betta ưa thích.

Trong những tình huống như vậy, những người đam mê cá Betta thường chủ động tự nuôi dưỡng thức ăn dựa vào tự nhiên thí dụ như bọ gậy, giun nước, thịt tôm cá, bèo nước, rau …

Hình thể và hệ tiêu hóa của cá Betta – cá lia thia – cá xiêm:

  • Miệng cá : Thích hợp cho cá bơi lội trên mặt nước hay chúi xuống dưới ở góc độ nào nên thuận lợi cho việc kiếm mồi
  • Mang cá : Đồng thời cũng là thực quản của cá Betta. Khi cá Betta bắt mồi mang như chức năng của phổi để cá Betta thực hiện quá trình trao đổi dưỡng khí, thán khí qua động tác ngậm mồm những thức ăn nhỏ đưa vào miệng được lọc qua mang cá Betta.
  • Răng: cá Betta là loại ăn tạp nên răng và cuống họng rất phát triển giúp cá Betta xé thức ăn và tiêu hóa ở gia đoạn đầu.
  • Ruột: là bộ phận thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa. Thức ăn dạng thịt cá Betta dễ hấp thụ hơn vì ruột cá ngắn, ruột cá Betta thường dài gần 2 – 3 lần chiều dài cơ thể. Chủng loại cá Betta khác nhau nên chiều dài ruột cá Betta cũng khác nhau. Những loại cá Betta đẹp thường được dân đam mê chắm sóc khá tỉ mỉ, cẩn thận nên ruột thường ngắn hơn.
  • vuongquoccabetta_2
    vuongquoccabetta

    Các loại thức ăn trong giai đoạn phát triển của cá Betta – cá lia thia – cá xiêm:

  • Cá Betta bột: Vừa mới nở ra khỏi trứng do đó hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn. Hai ba ngày đầu cá chưa đủ sức đi kiếm mồi chỉ có thể quanh quẩn ở đám trứng hoặc dưới đáy bể thở, ăn các chất còn lại trong trứng hay các vi sinh vật. Hết ngày thứ 3 thì hệ tiêu hóa hoàn chỉnh cá Betta mới bơi tự kiếm ăn.
  • Cá Betta con: Khoảng độ 1 tháng sau thì giai đoạn này cá Betta trở thành ăn tạp trong giai đoạn này nên cho cá ăn thức ăn phù với mật độ sinh trưởng và sức khỏe thì cá Betta sẽ phát triển tốt. Thức ăn trong giai đoạn này tốt nhất là rêu cỏ, giun nước có lòng đỏ trứng luộc chính cho cá Betta  ăn thêm
  • Cá Betta trưởng thành: là cá Betta độ từ 3 đến 6 tháng, lúc này đã có thể ăn tạp hơn như thức ăn sống.
  • vuongquoccabetta_1.jpg
    vuong quoc ca betta

Tùy loại thức ăn mà cá Betta có thể chuyển đổi màu sắc khác nhau, người mới nuôi nên cần chú ý điều này vì như vậy sẽ làm mất đi màu sắc nguyên thủy của cá Betta. Ngoài ra cá Betta chịu lạnh không tốt. hạn chế nhiệt độ dưới 20 độ C.

ĐẶNG MINH QUANG

One thought on “KỸ THUẬT NUÔI CÁ BETTA – CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM (BÀI 2)

  1. Pingback: CÁ LIA THIA THÁI LAN VẺ ĐẸP HOANG DẠI - BÀI 24

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *