Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá betta

Cá Betta Halfmoon

VỚi sự đam mê cá đá của hầu hết các bạn trẻ hiện nay thì việc làm thế nào để các dòng cá betta đá được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt với nhiều bệnh có thể làm những chú cá của chúng ta không còn vẻ đẹp kiêu hãnh như trước. Vương quốc betta xin chia sẻ với các bạn một số các bệnh thường gặp ở các dòng cá betta như betta halfmoon, betta big ear, betta rồng, betta fancy:

  1. Bệnh nấm Oodinium – Velvet, Oodinium pillularis 
    Mô tả: Oodinium là dạng ký sinh trùng hình que phát triển qua giai đoạn bào tử. Giống như bệnh đốm trắng, chúng trú ngụ bên dưới lớp da của cá. Chúng bắt đầu phát triển từ những đốm nhỏ li ti trên mình cá. Trong điều kiện thích hợp, các bào tử tạo ra một lớp “nhung” (velvet) màu vàng-nâu bao phủ bên ngoài da cá. Bệnh này rất dễ lây. Cá bị nhiễm bệnh thường bơi giật cục, cố cọ quẹt thân mình lên các vật thể trong hồ và thở gấp gáp. Cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi cá không còn đốm nào cũng không có nghĩa là bệnh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng vẫn có thể sống trong nước và dưới đáy hồ. Bạn nên chữa trị liên tục trong một tuần để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn (nếu nước ấm, nếu nước lạnh thì phải lâu hơn). Ký sinh trùng trên mình cá rất khó diệt, chúng chỉ bị tiêu diệt khi rời mình cá và bơi trong nước. Vì vậy, việc tăng nhiệt độ là rất cần thiết. Nếu để nước lạnh thì chu trình sinh trưởng của chúng sẽ diễn ra trong nhiều tuần!

Chữa trị: tăng nhiệt độ nước để chu trình sinh trưởng của ký sinh diễn ra nhanh hơn (khoảng từ 21 đến 26 độ). Tắm bằng nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá. Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả. Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh velvet có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng.

Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra (sản phẩm dùng riêng cho chúng là Clear Ich của hãng Aquatronics).

Phòng bệnh: Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ. Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột. Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá.

Ghi chú: đây có lẽ là loại bệnh phổ biến nhất ở cá betta. May thay, loại bệnh này rất dễ chữa, chỉ cần bỏ ít muối vô hồ là cá sẽ khỏi bệnh sau 1-2 ngày. Cần theo dõi cá thật kỹ… sau khi thay nước (điều chứng tỏ nguồn nước máy cũng không đảm bảo).
2. Bệnh sình bụng – Bệnh chướng bụng – Dropsy

Mô tả: nếu nói một cách chính xác thì sình bụng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh. Cá bị sình bụng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp.

Bụng cá căng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên trông giống như “quả thông”.

Chẩn đoán: có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này:
– Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
– Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.
– Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.
– Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.

Chữa trị: bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh.

Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.

Cá sặc và cá chép rất dễ bị mắc bệnh sình bụng.

3. Bệnh sưng mắt – Pop Eye – Exophthalmus, Corneybacteriosis

Mô tả: sưng mắt vốn không phải là một bệnh mà là một triệu chứng gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn (và có thể nhiễm thêm cả nấm), môi trường (chẳng hạn như nước dơ) hay vết thương sưng tấy ở mắt vì bị cá khác cắn. Cá có thể bị sưng tấy một mắt hay cả hai. Con ngươi lòi hẳn ra khỏi hốc mắt và đôi khi bị mờ đục.

Chữa trị: nếu chỉ có một mắt bị sưng thì nguyên nhân thường là vì bị thương và mắt phản ứng bằng cách sưng lên và dồn chất lỏng về đó. Cần cách ly cá và thay nước thường xuyên để mắt có thời gian tự phục hồi. Có thể chữa trị bằng muối epsom tức muối MgSO4 ngậm nước (1 muỗn trà/ 20 lít, sau 3 ngày giảm còn nửa muỗng).

Nếu cả hai mắt đều bị sưng thì có lẽ cá bị nhiễm khuẩn và nên điều trị bằng Maracyn, Penicillin hay Tetracycline. Có thể sử dụng kháng sinh Neomycin sulphate (250 mg/ 4 lít) với tầm tác dụng rộng trên các vi khuẩn gram+ và gram- . Bạn cũng có thể dùng những loại kháng sinh khác. Nhưng nếu cá bị quá nặng thì rất khó chữa trị. Có thể cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc (vì kháng sinh rất khó thẩm thấu vào cơ thể cá). Chỉ nên dùng kháng sinh trong hồ điều trị để tránh ảnh hưởng đến bộ lọc ở hồ chính.

4. Bướu (lump)

Mô tả: bướu là một triệu chứng rất lạ và khó chẩn đoán nên nó là bệnh rất khó chữa trị! Đôi khi, cho dù đã trị đúng bệnh nhưng cá vẫn chết. Dù sao đi nữa thì bạn vẫn nên cố gắng chẩn đoán và chữa trị được chừng nào hay chừng đó.

Chẩn đoán: có nhiều nguyên nhân làm cá bị nổi bướu:
– Nhiễm khuẩn Lymphocystis.
– Bướu lành.
– Ký sinh.
– Nhiễm các loại virus khác.

5. Bệnh đốm đỏ – Furunculosis, Aeromonas salmonicida

Mô tả: bệnh gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas salmonicida với triệu chứng bao gồm các vết thương hở miệng hay mụn nhọt trên mặt da. Khó lây nhiễm, chỉ lây khi tiếp xúc trực tiếp với phần da nhiễm bệnh. Cá nên được cách ly và chữa trị bằng kháng sinh.

Vi khuẩn nhiễm vào máu và lan truyền khắp cơ thể, đặc biệt là các nội tạng quan trọng. Bệnh này lan truyền trong máu rất nhanh chóng và làm các mạch máu nhỏ bị vỡ và vi khuẩn lan ra các tế bào xung quanh. Nếu gặp điều kiện thích hợp, bệnh sẽ trở nên rất trầm trọng.

Chữa trị: có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh ngoài da như hydrogen peroxide hay formalin/formol để tắm cho cá. Thuốc kháng sinh, đặc biệt là những loại có thể thẩm thấu vào cơ thể (tetracycline, erythromycin và nitrofurazone không chữa trị bệnh này hiệu quả). Thức ăn có trộn kháng sinh.

Phòng bệnh: nước dơ làm bệnh phát triển mạnh hơn. Kiểm tra các nguyên nhân làm cá bị căng thẳng, pH, ammonia, nitrite, nitrate và những vật chủ trung gian truyền bệnh (chẳng hạn như sán lá).

Tác giả Mermaiden

Để tìm được một chú cá như ý theo chuẩn loại màu sắc hay sở thích cá nhân. Bạn hãy tìm đến shop Vương quốc cá betta – 75 Phan ĐÌnh Phùng, Q.Tân Phú, TP.HCM . Ở shop, bạn tha hồ ngắm nghía những chú cá betta đầy đủ các chuẩn loại, màu sắc bơi lội thật bắt mắt…. và chọn cho mình những chú cá thật sự yêu thích, đẹp mắt nhé. Và đặt biệt bạn không nên lo về giá cả. Tất cả các loại cá betta tại shop được nhập trực tiếp từ trại giống nên có giá bán rất rẻ. Bạn cứ yên tâm chọn mua. Đặt biệt shop có cung cấp sỉ tất cả các loại cá betta nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *