KỸ THUẬT NUÔI CÁ BETTA – (BÀI 1)

KỸ THUẬT NUÔI CÁ BETTA – (BÀI 1)

Cá Betta khi nhỏ được nuôi chung với nhau nhưng khi đã trưởng thành cá Betta thường bộc lộ rõ bản năng của mình nên khi chúng có hiện tượng tranh giành lãnh địa thì ta nên bắt đầu tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các cá Betta mái thì ta có thế nuôi chúng đến lớn mà không sợ nhiều cá betta có tính khí khác thường chút thì chúng hay cắn cá mái khác.

Cá Betta được nuôi tốt nhất trong môi trường nước mềm, ấm và nồng độ PH trung tính hoặc nhẹ. Cá Betta là loại cá yêu thích nước tĩnh nên không thích hợp cho bể cá chạy Oxy hay máy lọc.

vuongquoccabetta_7
vuongquoccabetta

THỨC ĂN CHO CÁ BETTA :

Loại thức ăn yêu thích của cá Betta là ấu trùn hay các côn trùng nhỏ, đấy là lý thuyết thôi trên thực tế chúng ta không cần phải phức tạp quá chỉ cần cho cá Betta ăn trùn chỉ, lăn quoăn, bobo, … Mặt khác cần chú ý là cái bụng cá Betta không phải là bụng heo nên không cần cho ăn nhiều lắm, một chút rất ít thôi và chia ra 2 buổi ngày là đẹp.

Các loại cá nói chung và cá Betta nói riêng thì khi mang cá về ta nên cho túi cá  nổi trên mặt hồ để cá Betta thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ cũng như PH, DH, …. và không nên bỏ nước trong bịch cá vào.

SINH SẢN:

Cá Betta có tuổi thọ khá ngắn khoản 2 – 3 năm tuy nhiên đôi khi cũng có thể là 4 năm hoặc là mấy tháng (cái này thuộc dạng chăm sóc không kỹ thì cá nó chết là bình thường). Đến tháng thứ 6 của cá Betta thì ta có thể tiến hành sinh sản cho cá, và để chọn lựa một con cá trống và mái đạt được tiêu chuẩn để cho ra các bé cá tốt cũng là cả một quá trình. Ở đây có cách lựa chọn bạn có thể tham khảo:

vuongquoccabetta_5
vuongquoccabetta.com

 

  • Cá trống: Càng lớn càng tốt, vây không rách, màu phải chuẩn, vây lưng và bụng phải xòe rộng, không dị tật, cá Betta càng nóng tính càng tốt, và coi nhà của cá trống có bọt không, có thì con đó đang sung đấy.
  • Cá mái : cũng giống cá trống, nhưng chú ý thêm cái bụng của nó phải to tròn, tốt nhất là bắt lên lồng bàn tay xem hậu môn có “mụn trắng” chưa, nếu có thì bắt nó đi giao phối.
  • Chuẩn bị nơi giao phối: không cần phức tạp đâu khoản thùng mút là cũng được rồi. Đầu tiên ta cho cá mái vào trước rồi cho cá trống vào một cái keo để chung vào trong hồ chứa (vì làm vậy để hạn chế 2 bé quá khích gây nên việc cắn xé nhau) cứ thế trong 1 ngày. Trước khi cho 2 bé cá ở chung thì chúng ta cho ăn no và đủ chất dinh dưỡng rồi thả ra. Cho 2 bé ở chung một nhà trong 2 ngày. (Quá trình chi tiết thì tự coi sẽ thấy). Khi thấy cá trống đánh đuổi cá mái đi chỗ khác thì lúc đó ta nên tách 2 bé ra nơi khác và tẩm bổ sau 10, 20 ngày thì có thể sinh sản tiếp.

Tùy vào khí hậu thì khoản 2, 3 ngày cá Betta con sẽ nở, khoản 1 tuần thì cá con sẽ có thể tự do bơi lội tung tăng. và lúc này ta nên tách cá Betta bố ra thật nhẹ tránh là động ổ cá con. Thức ăn có thể cho cá con ăn là nước xà lách ngâm thối rửa (2 muỗng cà phê /1 ngày, chia làm 2 lần), cho thêm bo bo vào. Cá con sau 2 tuần là có thể ăn bo bo và khi lớn có thể ăn được trùng chỉ, lúc này có thể thay nước cho cá. Cá con nên nuôi chung với rong đừng nuôi bèo hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm ký sinh, cá lâu lớn và chết dần.

Đặng Minh Quang

Xem thêm:

VẺ ĐẸP CÁ BETTA DUMBO (CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM) – BÀI VIẾT SỐ 22

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CÁ BETTA (CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM) BỘT BÀI 21

VẺ ĐẸP CÁ BETTA – CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM (BÀI 2)

KỸ THUẬT NUÔI CÁ BETTA – CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM (BÀI 3)

KỸ THUẬT NUÔI CÁ BETTA – CÁ LIA THIA – CÁ XIÊM (BÀI 2)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *